Tuesday, September 30, 2014

Sóc bay Úc thân thiện dễ chăm sóc



Cách chăm sóc sóc bay Úc – Sugar Glider là một việc mà bất kỳ ai đang có ý định nuôi đều cần phải biết. Sóc bay Úc – Sugar Glider là một vật nuôi chiếm được nhiều cảm tình của các bạn trẻ hiện nay, với vẻ bề ngoài hiền lành, bộ lông mềm mượt, đôi mắt to đáng yêu và đặc biệt là khả năng bay lượn trên không rất thú vị. Cũng như với bất kỳ một vật nuôi nào khác, trước khi sở hữu Sóc bay thì bạn nên tìm hiểu qua một số đặc tính và cách chăm sóc để có thể nuôi thành công một bé Sóc bay nhé.

Xem thêm>> Phân biệt sóc Sugar và sóc bay qua nhận dạng bên ngoài



Nguồn gốc Sóc bay Úc – Sugar Glider


Sugar Gliders là một loài thú có túi (giống như kangaroo). Chúng xuất hiện từ Australia, Indonesia và New Guinea, sống trong rừng. Tên của chúng bắt nguồn từ chế độ ăn uống của chúng (một phần chúng ăn mật hoa và sáp của bạch đàn).

Đặc điểm Sóc bay Úc – Sugar Glider

Sóc bay trưởng thành có chiều dài 16 – 20cm và sở hữu một màng mỏng kéo dài từ giữa cánh tay đến cuối chân sau cho chúng khả năng bay xa tới 60 – 100 mét sau vài giây. Sóc bay là thú quý mến, vui tươi, vật nuôi và giải trí. Các bé sóc bay con mới sinh sẽ tự động chui vào cái túi đựng nhỏ trước ngực mẹ và bú sữa cho tới khi cứng cáp hơn. Sóc Sugar Glider rất dễ thuần hóa và gần gũi với con người. Đây cũng là những kiến thức và cách chăm sóc sóc bay Úc – Sugar Glider 2014 mà bạn nên biết.

Chế độ ăn uống của Sóc bay Úc – Sugar Glider

Một trong những kiến thức và cách chăm sóc sóc bay Úc – Sugar Glider 2014 quan trọng nữa đó là chế độ ăn uống. Sugar Gliders có yêu cầu khá nghiêm ngặt chế về độ ăn uống. Các chế độ ăn lý tưởng cho các bé sóc bay vẫn còn là một chủ đề thảo luận rộng rãi. Sóc bay ăn thực phẩm chủ yếu trong tự nhiên bao gồm hoa quả, mật hoa, côn trùng nhỏ. Có thể chia là 3 nhóm sau đây.

Nhóm thức ăn tự nhiên (khó kiếm – không khuyến khích vì nhiều khi côn trùng có độc)

Thức ăn sống: Nhện, Bướm đêm, Sâu bướm, Côn trùng, Bọ cánh cứng, Chim nhỏ và trứng, Động vật nhỏ.

Nhựa cây: Nhựa từ lá cây khuynh diệp, cây bạch đàn.

Manna: Chất ngọt có từ cây tần bì, có vị ngọt.

Lerp: Rệp sống trong lá cây có nhựa kết dính .

Phấn hoa: Chất dạng bột được tìm thấy trên nhụy hoa.

Mật hoa: (chất lỏng của hoa): tư cây liễu Úc (Bottlebrush) ; cây thường xanh (Grevellia)

Nhóm đồ ăn cung cấp bé protein (chiếm tỷ trọng 40-50% trong lượng thức ăn cung cấp cho bé)

Từ Thịt: Bao gồm các loại thịt đã qua chế biến như thịt gà, thịt tôm, thịt cá (lóc xương), thịt bò (tốt nhất).

Từ Trứng: đả qua chế biến nhé vd: trứng đã luộc còn vỏ.

Từ Sữa / Yogurt: chọn loại ít chất béo và có nhiều vitamin.

Từ thức ăn tự nhiên: ấu trùng bọ, dế, chuột con, côn trùng, nhựa cây, mật hoa.

Các nguồn thức ăn cao cấp của mèo mà không thuộc dạng cứng và monkey chow.

Nhóm trái cây (Tỷ trọng 25% của trái cây hoặc rau củ trong tổng lượng thức ăn cung cấp cho bé) gồm các loại trái như: Táo, Lê Châu Á, Mơ, Chuối, Mâm Xôi, Nho, Ổi, Mận, …

Các loại thức ăn nên tránh cho Sóc bay Úc – Sugar Glider

Đây là kiến thức và cách chăm sóc sóc bay Úc – Sugar Glider 2014 rất quan trọng mà bạn nên biết, nếu để các bé ăn phải các loại thức ăn này có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới tim, nguy hiểm trực tiếp tới sức khoẻ của bé.

Không đưa bé ăn các hột (như hột quả mơ, hột lựu) và các hạt trái cây

Tỏi và các món ăn từ tỏi

Socola, cafe, trà và sô đa

Trứng và thịt chưa nấu chín và chưa qua chế biến

Vỏ của trái cây

Thịt heo (lợn)

Các loại thức ăn có hàm lượng chất béo cao

Trái bơ

Chỗ ở của Sóc bay Úc – Sugar Glider


Một kiến thức và cách chăm sóc sóc bay Úc – Sugar Glider 2014 cũng quan trọng không kém đó là chỗ ở. Thường thì Sóc bay Úc – Sugar Glider không cần không gian quá lớn, nếu có thể hãy đáp ứng những đặc điểm sau:

Chiều cao của nhà tốt hơn chiều rộng/dài của nhà.

Càng lớn càng tốt.

Bé thích nhảy và lượn để giảm mở hãy cho bé không gian bé cần có.

Hầu hết các món đồ chơi dành cho chim và một vài món đồ chơi dành cho mèo thích hợp với bé nhưng có những thứ để bé leo trèo vẫn tốt nhất.

Không dùng dây kim loại hay các đồ bằng kim loại trong chuồng bé cũng như các món đồ chơi có chứa hàm lượng chì cao.

Các nhánh cây tự nhiên là tốt nhất.

Vị trí đặt chuồng cho bé là tránh xa các tiếng ồn và tránh xa tiếng hót của chim vì sẽ làm bé bị stress, tránh xa trực tiếp ánh nắng măt trời và không hẳn nằm ở góc tối, nhiệt độ lý tưởng là 18 – 24 độ.

Bí quyết nuôi cự đà Iguana Nam Mỹ


Cự đà Iguana là loài bò sát nước ngoài rất được ưa chuộng dùng làm thú nuôi trong nhà, ở Việt Nam cũng vậy, cự đà Iguana đã chiếm được rất nhiều tình cảm của các bạn trẻ.

>> Tai nghe chính hãng cực chất, giá cực tốt xem tại đây




Chuồng nuôi cự đà Iguana

Có thể dùng bể kính hoặc bể gỗ để làm chuồng nuôi (có nắp đậy)… Cần 1 máng nước để tạo độ ẩm (Iguana cung cấp nước bằng việc ăn rau)…cần 1 cành cây hoặc khúc lũa nhỏ để nó bám,có thể set up thêm dương sỉ vào bể để tăng tính thẩm mĩ.

Với igu size <70 cm thì chuồng nuôi có chiều dài không được vượt quá 30cm chiều dài của con vật …ví dụ Iguana dài 30cm thì chiều dài là 60cm….nếu các bạn có bể to quá thì phải ngăn ra..chiều cao của hồ nuôi phải >40cm.

Hướng dẫn cách nuôi chăm sóc cự đà rồng Nam Mỹ Iguana hiệu quả mà rất đơn giản 2014 phần 1

Di chuyển của cự đà Iguana

Iguana bé Di chuyển cực nhanh,nó có thể nhảy qua các cành cây và chạy rất nhanh..

Iguana size >1m thì gần như không chạy,chúng chỉ có thể đi từ từ hoặc bò chậm vì trọng lượng khá nặng, 1 con igu >1,4m có thể nằm lì 1 chỗ vài ngày liền nên đây cũng là 1 vật nuôi dễ chịu cho những bạn thích khám phá.

Hướng dẫn cách nuôi săn sóc cự đà rồng Nam Mỹ Iguana hiệu quả mà rất đơn giản 2014 phần 2

Tập tính của cự đà Iguana

Iguana không cắn,tự vệ bằng cách quất đuôi, 1 con Iguana đã thuần thì không quất đuôi đối với con người.

2 cá thể Iguana đực ở chung sẽ đánh nhau.

Mọi cá thể Iguana đều có khả năng Gật và Lắc đầu, đó là cách giao dịch của chúng.

chỉ dẫn cách nuôi chăm sóc cự đà rồng Nam Mỹ Iguana hiệu quả mà rất đơn giản 2014 phần 3

Thức ăn của cự đà Iguana

Ăn chay 100% với 90% rau và 10% quả, Iguana nhỏ thì chỉ cho ăn rau thôi, nên cho ăn cái ngọt vì dễ ăn và nhiều chất, khi ăn các bạn cắt nhỏ với những con còn bé, không cho ăn đạm, đôi khi có thể cho ăn sâu bọ, vì thận igu yếu nên nếu thừa đạm chúng sẽ mắc bệnh Gút.

thời kì cho ăn: tùy người chủ,với những con igu nhỏ thì cho ăn 1 lần là 1 đĩa rau và chúng sẽ ăn dần trong ngày…với Iguana lớn để tăng kích thước và trọng lượng ta có thể chia ra 2 bữa để nó ăn được nhiều hơn.

chỉ dẫn cách nuôi chăm chút cự đà rồng Nam Mỹ Iguana hiệu quả mà rất đơn giản 2014 phần 4

Vệ sinh cho cự đà Iguana

Iguana đi nặng và đi nhẹ đều đi cùng 1 lần, phân Iguana không hôi vì chúng ăn rau.

Các bạn nên dùng mùn dừa để lót,mùn dừa hút ẩm và hút mùi nên có thể 3 tuần mới phải thay mùn dừa 1 lần, nói chung vệ sinh cho Iguana cực nhàn.

Hướng dẫn cách nuôi coi sóc cự đà rồng Nam Mỹ Iguana hiệu quả mà rất đơn giản 2014 phần 5

Độ thân thiện với con người của cự đà Iguana

Với 1 con Iguana đã thuần,chúng rất thích bám lên trên người chúng ta, về mùa đông chúng có thể bám và ngủ trên người chúng ta vì thân thể con người ấm.

Iguana rất thích sờ vào đầu và yếm, nên các bạn ve vuốt đầu chúng sẽ làm chúng rất thích, chúng không thích cầm vào đuôi.

Các bạn có thể huấn luyện chúng nghe theo tiếng gọi hoặc đi theo chủ để đòi ăn, nói chung chúng là những con vật nhân từ thân thiện với con người.

chỉ dẫn cách nuôi chăm sóc cự đà rồng Nam Mỹ Iguana hiệu quả mà rất đơn giản 2014 phần 6

Sự phát triển của cự đà Iguana

Iguana đực to hơn Iguana cái, Iguana đực có thể đạt chiều dài 1,8m và nặng tới 8kg còn Iguana cái thì nhỏ hơn với chiều dài max là 1,5m vàng nặng 5kg.

Từ 1 con Iguana mới nở (20cm) đến khi đạt max size mất khoảng 4 năm,trong năm trước nhất chúng có thể đạt 80cm-1m và sự lớn lên nhanh chóng của chúng trông theo từng ngày.


Cách phân biệt gà phi và gà peru



Gà peru : Cốt gà đòn

Gà trưởng thành 12 tháng đã khoảng 2kg7-3kg, do chế độ dinh dưỡng và môi trường tại Việt Nam nên gà peru thường ít khi đạt được 3,5kg trở lên.

Thân hình gà chia làm 3 đoạn rõ ràng, mình xin nói rõ cụ thể

Đầu : đầu to, mòng lá hoặc dâu đổ, mắt đen nháy, mỏ dài và đen, đầu mỏ trắng, lông bờm cũng vừa phải, không quá phủ phê như gà mỹ. Gà con thường lông đen thui ( không phải hoàn toàn tất cả đều màu đen), đến khi trưởng thành trỗ mã thì thay đổi thành màu que hoặc điều xanh ( đó là chưa kể peru chuối, nhạn, cú... vì peru màu nào cũng đó),

Thân : lông hình gọn gàng, cầm đặc biệt rất chắc tay, nhiều người lầm tưởng gà peru thịt đen, nhưng thật sự không phải như vậy, gà peru thịt đỏ bầm, ngay từ gà con 3 ngày tuổi đã thấy thịt rất chắc và mạnh khỏe. Lông mã cũng vừa phải, không quá phủ phê như gà mỹ. Điểm khác biệt dễ nhận thấy là gà peru khá cao, chân 2 đoạn rõ ràng, vảy thì không bàn tới, vì chơi gà peru và gà mỹ ít người xem vảy, 2 ngón chân giữa lúc nhỏ thì trắng, lớn lên thì song bạch đầu chỉ. Lườn dài đến hậu môn, dài nhất trong các dòng gà, cầm rất đặc gà. Lưng có thể gù hoặc hơi gù

Đuôi : Bản đuôi vừa phải, đuôi cờ khoảng 3 cọng, đuôi bản khoảng 8 cọng. 3 cọng đuôi cờ khá mỏng, không quá dài.

Gà peru ngay từ nhỏ đã cầm rất chắc tay, lớn nhanh và đặc biết rất khỏe mạnh, không cần nhiều thuốc thang, hầu như trong quá trình nuôi ít thấy gà peru bị chết vặt, trong khi gà mỹ gà phi thì yếu hơn. Gà peru đá rất tốc độ, bo cực lớn, chịu đòn giỏi không cần phải sử dụng thuốc lỳ chống ói. Không ít khi thấy gà peru chồng 2,3 độ liền. Gà Peru là truyền thống của đất nước Peru tại Nam Mỹ này, Ở Mỹ và tại Peru, người ta đá cựa dao, nhưng Việt Kiều, và một số nước Châu Á hay sử dụng cựa dao để gà đá có thể được sử dụng nhiều lần.


Gà Phi : Cốt gà tre lai Mỹ

Gà Phi hay nói đúng hơn là gà xuất xứ tại Philippines có nguồn gốc chính xác từ Mexico. Như chúng ta cũng biết gà Mỹ là sự tổng hợp rất nhiều loại gen khác nhau từ nhiều nước như Mexico, Nhật, Mỹ…, chính vì vậy gà Mỹ chia ra 5 dòng khác biệt nhau hoàn toàn ( sau này đã phát triển thêm 1,2 dòng nữa), vậy nên anh em đừng hỏi vì sao trước kia có gà mỹ đá hoài không trúng cựa, vì Việt Nam mình đá cựa tròn, và để có được một con gà Mỹ tốt làm bổn, ta nên chọn dòng gà Mỹ cựa tròn để phù hợp với lối đá tại Việt Nam.

Gà phi nhỏ con, trạng khoảng 1kg8-2kg2, có thể sau này lai tạo với gà Việt hoặc Mỹ cho ra đời trạng lớn hơn một chút. Gà phi nhỏ con, lông hình đẹp, thịt đen, cũng có dòng thịt đỏ bầm. lông hình khá giống gà Mỹ vì nó cũng được kết cấu gen gần giống. Gà Phi lỳ lợm, đá tốc độ, nhưng là dòng chuyên cựa dao, gắn cựa tròn vào thì đá ít cựa, hoặc cựa không sâu…


Gà peru và gà Phi khác nhau hoàn toàn, nhưng gà con thì khó nói chính xác được. Nhưng khi mọi người mua gà con nên mường tượng trong đầu dòng gà đòn và dòng gà Phi sẽ thấy nó khác biệt nhau hoàn toàn. Nên mua ở một trại gà uy tín rõ ràng có gà giống tại trại để tận mắt thấy gà bố mẹ trước khi mua gà con.

Monday, September 29, 2014

Nguồn gốc đặc tính chó Pug



Pug là giống chó thuộc nhóm Toy Dog với một khuôn mặt nhăn, mõm ngắn, và đuôi xoăn. Cơ thể nhỏ gọn hình vuông với các cơ bắp phát triển tốt, loài này có nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu đen và vàng.



Nguồn gốc và lịch sử

Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy hiện nay nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Pug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó

Từ thế kỷ 16, Pug trở thành loài chó cảnh yêu thích và thời thượng nhất trong các triều đình châu Âu, đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Victoria. Pug là loài chó yêu thích trong các đền chùa tại Tây Tạng, sau đó chúng được nhập vào Nhật Bản. Tiếp tục cuộc chu du đến châu Âu, loài chó này nhanh chóng trở thành vật nuôi trong hoàng gia của nhiều quốc gia và thậm chí đã trở thành loại chó chính thức của Hoàng gia Hà lan. Chính chú chó Pug nhỏ bé đã cứu mạng hoàng tử William khi đánh động cho chủ biết về cuộc tấn công vào năm 1572. Khi người Anh xâm chiếm hoàng cung tại Bắc Kinh, họ tìm thấy ở đây một số chó Pug và chó Bắc Kinh và mang chúng trở về Anh quốc. Liên đoàn chó Mỹ đã chính thức công nhận loại chó Pug vào năm 1885.


Đặc điểm

Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn gàng Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến vai gần tương đương với chiều dài từ vai đến hết mông. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rông hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có màu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn.

Pugs có đôi mắt to và khuôn mặt nhăn nheo với một cái lưỡi dài

Chăm sóc thích hợp của các nếp nhăn là quan trọng nhất.

Một chú chó Pug bị thừa cân do ăn quá nhiều

Điều kiện sống

Rất thích hợp cho các căn hộ có diện tích vừa phải. Tuy vậy lý tưởng nhất đối với Pug khi có không gian để chạy nhảy. Thích nghi kém với thời tiết nóng và lạnh, vì vậy lúc đó tốt nhất là nên giữ chúng ở trong nhà, nơi có nhiệt độ thích hợp.

Sức khỏe và chăm sóc

Pug có thể bị một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả béo phì, quá nhiệt và một số rối loạn di truyền. Hai điều kiện trong viêm não màng não hoại tử đặc biệt, đó là tình trạng viêm ảnh hưởng đến não và màng của nó, và hemivertebrae, có thể dẫn đến tê liệt. Chăm sóc phải thực hiện làm sạch tai và nếp gấp da trên khuôn mặt của những chú chó này. Đòi hỏi rất ít cho việc chăm sóc bộ lông. Chỉ cần chải lông đều đặn là đủ. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết. Sau khi tắm xong, cần lau khô và sấy ấm cho chúng ngay để tránh bị cảm lạnh. Vệt nước mắt trên mặt có thể lau cho chúgn thường xuyên. Pug là loại chó rụng lông theo mùa, tương đối nhiều nhưng cũng không quá lo vì lông của loài này ngắn và không xù. Loài Pug có thể sống từ 10 đến 15 năm.

Sunday, September 28, 2014

Hướng dẫn làm máy ấp trứng đơn giản


ưu điểm:
- chi phí thấp, vật liệu chế tạo có sẵn. tổng chi phí khoảng 100.000 đ
- Có thể ấp trứng không giới hạn 50-1000 quả họac hơn tùy theo độ rộng của thùng đựng trứng
- Tỷ lệ trứng nở cao, trên 80%.
- Độ bền cao. tôi đã sử dụng 3 năm nay nhưng chưa bao giờ gặp sự cố.
nhược điểm:
- Phải đảo trứng thủ công bằng tay.
- sai số nhiệt độ, độ ổn định của nhiệt độ hơi lớn khoảng 1oC
- Khó kiểm soát được độ ẩm.
nhìn chung những nhược điểm trên không ảnh hưởng lớn đến Tỷ lệ trứng nở >80%
II./ vật liệu chế tạo:
1. thùng xốp.
2. bộ nguồn 12v DC.
3. quạt nhỏ 12V
4. bóng đèn sợi đốt từ 25W-100W, dây điện.
5. Mạch điều khiển bóng đèn (relay 5 chân 12V DC, transistor, tụ, điện trở, diốt).
6. Cảm biến nhiệt độ (phần quan trọng nhật).
II./ cách làm:
1. chế tạo cảm biến nhiệt độ (phần quan trọng nhật). được làm từ bìa giấy cứng dày 0.3mm và miếng xốp lợp chuồng gà (xốp làm máng chắn nước cho cây cao su). lấy 2 vật liệu này cắt thành hình chữ nhật dài 10cm, rộng 1.5-2cm, sau đó lấy keo dán sắt dán hai miếng này lại cho hai mặt tiếp xúc với nhau. khi nhiệt độ tăng lên thì miếng xốp có hệ số dãn nở nhiệt lớn hớn miếng giấy do đó nó sẽ bị cong, lơi dụng đặc tính này ta làm cảm biến nhiệt để ngắt mạch điều khiển bóng đèn (tắt). khi nhiệt độ xuống thấp thì miếng cảm biến này sẽ co lại trở về trạng thái ban đầu và đóng mạch điều khiển làm cho bóng đèn sáng lên, nhiệt tăng lên và ngược lại. cái này họat động như cảm biến của bàn ủi.
2. Chế tạo mạch điều khiển (tương đối khó đối với người không rành về điện tử). mục đích là trách hiện tượng nẹt lửa khi bóng đèn bật/tắt, trong 1 ngày có thể bật/tắt cả ngàn lần. đây là sơ đồ mạch mạch điều khiển:

công tắc S là nơi đặt tiếp điểm đóng/ngắt của cảm biến. 2 trong 3 chân còn lại của relay 12VSPDT được nối với bóng đèn sợi đốt.

đây là relay 12V DC. 

Đây là hình ảnh máy ấp trứng tự chế của tôi: nhìn từ ngoài vào. có thêm khay nước tạo ẩm.



 
cục màu đen ở góc trái quạt là mạch điều khiển.



 

miếng màu đen mòng là cảm biến nhiệt. là linh hồn của máy ấp trứng. đầu cảm biến có con ốc vít để điều chỉnh nhiệt độ họat động của máy (37.5oC cho gà, 42oc cho vịt)



mấy trứng ấp cùng đợt đang nẩy mỏ. sau nửa ngày là nở đồng lạot.





Những đặc tính cá Koi Nhật Bản


Tên latinh: Cyprinus carpio

Tên khác: Carp - Carpe, Koi carp

Cá Koi theo tiếng nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá:

- Con cá có màu nền trắng pha màu đỏ gọi là KOHAKU.

- Cá màu nền trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke

- Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui.

Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa để gọi như Kohaku, Sanke, Showa, Ogon, Kin- Showa, Kujaku, Hi-Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo, Showa Sanshoku

Cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm. Người Trung Hoa có truyền thuyết "cá chép hoá rồng" hay "cá vượt vũ môn", tức là con cá chép khi sống trăm năm tuổi có thể lột xác biến thành Rồng để đạp mây vờn gió khỏi phải sống một số phận lặn hụp dưới nước. Không biết nếu khi chúng ta có con cá Koi (tạm gọi là cá chép cảnh Nhật Bản cho dễ hiểu) sống hơn trăm tuổi nó có biến thành rồng bay đi không? Nếu vậy thì cũng hơi tiếc vì chắc chắn bạn sẽ mất đi món tiền lớn. Dẫu sao đây cũng là truyền thuyết mang triết lý đẹp với ước mơ vươn lên của muôn loài trong vũ trụ.

Cá Koi khi trưởng thành có chiều dài khoảng 60–90 cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể lớn thêm được 5–10cm mỗi năm.

Không như cá Thanh Long (hay còn gọi là Bạch Long, Hắc Long) thường quậy phá và thức ăn chủ yếu là các loài cá sống nhỏ, cá Koi là một loại cá hiền lành, nó có thể sống chung với các loại cá khác mà không cảm thấy bị phiền nhiễu. Tuy nhiên để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tật người ta thường nuôi cá Koi thuần nhất trong hồ và không nuôi thêm các cá khác.

Hồ cá:

Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại "ao" nhỏ đào trong vườn, do đó chúng ta chỉ ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội lững lờ ở phía trên lưng. Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên nhũng chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn, bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều và bạn cũng khỏi phải lo lắng lỡ có khi nào tấm lót nilon bị lủng, nước thoát đi hết và Koi của bạn cũng " thăng" luôn.



Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn. (Ở Mỹ thì hay có các chú racoon đêm đêm hay rình bắt trộm cá Koi vô cùng).

Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh Bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.

Theo nguyên tắc đối với cá Koi lớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

Cá giống:

Hiện nay cá giống ở các nước Châu Âu bán tương đối rộng rãi, cá loại nhỏ (5-10 cm) giá cũng phải chăng từ 10–20€. Cá lớn hơn (30 cm) giá khoảng 1000 EURO. Ðối với cá có màu sắc và hình dạng đặc biệt thì bạn phải tới những nơi bán đấu giá cá được tổ chức mỗi năm vài ba bận, nhưng coi chừng, giá cá sẽ rất đắt từ vài ngàn đến vài trăm ngàn, cá biệt có thể đến cả triệu EURO. Ðó thật sự là một tài sản không nhỏ.



Ðối với các loại cá giống được nhập cảng từ Nhật Bản, giá cá giống có hơi mắc hơn nhưng cũng có thể chấp nhận được.

Trước đây cá giống chủ yếu được lai tạo từ Nhật nhưng bây giờ người Châu Âu cũng biết cách lai tạo giống nên nhiều người cũng có thể nuôi được loại cá này. Không những người ta lai tạo được những chú cá Koi kiểu cổ điển mà còn lai tạo được những chú cá Koi có hình dạng và màu sắc dị kỳ, chẳng hạn như những con cá Koi có đầu gồ ghề, xù xì như kiểu cá đầu lân (như cá vàng 3 đuôi đầu lân). Không biết những con cá Koi có hình dáng dị dạng này có thể sống lâu như những con cá khác hay không, nhưng ấn tượng đầu tiên bạn sẽ thấy nó đẹp và dĩ nhiên giá nó sẽ cao hơn những con cá khác nhiều.

Tiêu chuẩn:

Ðể đánh giá một con cá như thế nào là "đẹp" có rất nhiều tiêu chuẩn mà người nuôi cũng như ban giám khảo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của người Nhật bản: màu sắc, sự trưởng thành và hình dạng.

Về màu sắc thì màu sắc phải tươi tắn tự nhiên, sự phân chia màu sắc phải rõ ràng, không loang lổ các khoảng màu có hình dạng độc nhất vô nhị. Thí dụ có chú cá Koi toàn thân trắng nhưng trên giữa đỉnh đầu có một đốm đỏ thật lớn, thật tròn như một hình mặt trời trên nền cờ của của con dân Thái Dương Thần Nữ.

Về hình dạng như đã nói ở trên, tuy nhiên đây là sản phẩm của sự biến đổi gen trong cơ thể cá nên tiêu chuẩn này chỉ đứng vào hàng thứ hai, ngoài ra độ lớn và sức khoẻ cá cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định giá cả của cá.


Nước nuôi cá:

Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn:


Cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yêú bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.

Bệnh tật:


Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thưòng gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y nếu không muốn thấy chú cá Koi yêu mến của mình lặng lẽ …. đi vào cái lẩu đang sôi.

Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu, người Mỹ cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật. Nhiều dịch vụ khác cũng được "ăn theo" như thiết kế và xây dựng vườn hồ, chăm sóc sức khoẻ cá, thậm chí còn có cả một hotel cho … cá để chăm sóc những chú cá khi chủ nó phải vắng nhà lâu ngày. Nhiều hiệp hội, câu lạc bộ "cá Koi" cũng được hình thành khắp nơi.

Ở Việt Nam chúng ta thú vui nuôi cá Koi chưa được nhiều người biết tới, hy vọng một ngày gần đây nó sẽ trở nên một thú vui có tính cách quần chúng. Còn gì thanh thản hơn sau một ngày lao động đầy căng thằng, mệt mỏi, về tới nhà với tách trà trong tay ngồi dưới bóng mát của bóng cây sau nhà, nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào như xa, như gần và dưới kia đàn cá chép kiểng nhật bản lượn lờ êm ả như một đám mây ngũ sắc đùa lượn. Hy vọng rằng bạn sẽ mau quên đi những lo âu thường ngày và một ngày nào đó nếu thời cơ đến quỹ gia đình của bạn sẽ được cải thiện đáng kể với cá chép kiểng Nhật Bản.

Friday, September 26, 2014

Kỹ thuật nuôi cá Koi sinh sản



Cá Koi có thể đẻ dễ dàng trong môi trường nhân tạo khi thuần thục ở 1 năm tuổi. Thường thì được cho đẻ theo từng nhóm nhỏ cân đối trống mái hoặc cá trống nhiều hơn cá mái...



Bể đẻ thường không sâu và khá trống trải để sau khi cá đẻ có thể bắt cá bố mẹ ra ngoài. Cá đẻ thường vào sáng sớm, cá trống luôn bám đuổi và thúc vào hông cũng như vùng bụng của cá mái. Cá mái 2- 3 năm tuổi có thể cho 150 đến 200 ngàn trứng/mỗi lần đẻ. Trứng rơi rãi bám lên khắp nơi trong bể: nền, cây thủy sinh, rễ bèo hay lục bình.


Chọn cá bố mẹ

Chọn cá thuần chủng, không lấy cá đực và cái trong cùng một lứa, chỉ chọn hoặc đực hoặc cái. Cá đực có gờ nhám ở vây ngực, lỗ sinh dục lõm khi, vuốt nhẹ bụng phía gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra. Cá cái: sờ vây ngực nhẵn, lỗ sinh dục lồi. Cá đực có nhiều núm tròn trên vây ngực, cá cái thì có thân hình tròn hơn.

Cần nuôi vỗ cá bố mẹ: diện tích ao 500 - 1.000 m2 hoặc lớn hơn, độ sâu 1,2 - 1,5 mét. Ao gần nguồn nước để có thể chủ động thay nước, mặt ao thoáng, không bóng cây che, trên bờ không có bụi rậm. Bờ ao cao hơn mực nước thủy triều cao nhất 0,5 m. Nuôi chung cá bố mẹ, mật độ 20 - 25 con/100 m2. Tỉ lệ đực: cái khi nuôi vỗ: 1: 2 hay 1: 3.

Thức ăn và chế độ cho ăn

- Thức ăn: cám có 35 - 40% đạm, bón phân gây màu định kỳ tạo nguồn thức ăn tự nhiên, lượng phân bón tùy vào màu nước, phải dùng phân chuồng đã ủ hoai.

- Lượng thức ăn: 5 - 7% tổng trọng lượng đàn, có thể thay đổi tùy vào điều kiện khí hậu môi trường có thuận lợi hay không hoặc tùy vào sức khỏe đàn cá.

- Cá chép Nhật tương đối dễ nuôi, việc chăm sóc cũng như ao nuôi các loài cá nước ngọt khác.

- Cải tạo ao trước khi thả giống: quy trình cải tạo ao trước khi thả giống cũng giống như ao nuôi các loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên cần lưu ý: cá chép nói chung thích ăn mồi ở tầng đáy, chủ yếu là động vật đáy, do đó để nâng cao năng suất nuôi và hiệu quả sử dụng ao hồ cần quan tâm đến việc gây nuôi động vật đáy để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Bón phân gây màu: phân chuồng đã ủ hoai 25 - 50 kg/100 m2 và phải bón định kỳ (tùy vào màu nước trong ao có thể bón 1 - 2 lần/tháng).

Chuẩn bị cho cá đẻ

Khi cá được 7 - 8 tháng tuổi là đến giai đoạn thành thục.

Kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ để chọn cá cho sinh sản. Chọn cá có màu sắc và hình dạng như mong muốn và có độ thành thục tốt như sau:

- Đối với cá cái: lật ngửa bụng cá, chọn những con bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng.

- Cá đực: chọn những con có tinh dịch màu trắng sữa, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ phần bụng gần lộ sinh dục. Tuy nhiên, không nên vuốt nhiều lần vì cá sẽ mất nhiều tinh dịch ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh.

Chuẩn bị bể đẻ và giá thể

Bể đẻ là hồ xi măng, đáy bằng phẳng và không có vật nhọn. Diện tích 2,5 x 5 x 1,2 m, giăng lưới xung quanh bên trong với mục đích dễ thu gom cá bố mẹ sau khi sinh sản và tiện cho việc theo dõi cá sinh sản. Mực nước cấp vào bể đẻ ban đầu khoảng 0,5 m và phải lấy trước 2 ngày.

Cá chép Nhật là loài cá đẻ trứng dính trên cây cỏ thủy sinh nên giá thể là rất cần thiết. Có thể chọn bèo lục bình: vệ sinh sạch sẽ, ngắt bớt phần lá và rễ già để tạo chùm rễ thông thoáng, nên chọn phần rễ 30 cm, phần thân 20 cm là tốt nhất, ngâm vào nước muối 5% để sát trùng, loại bỏ ký sinh trùng khác.

Bố trí cho cá sinh sản

Phối màu: màu sắc không nên phối hợp một cách tùy tiện và theo các hướng tương đối sau:

- Cá bố mẹ đều có màu gấm vàng hay màu gấm bạc cho sinh sản riêng và không phối sinh sản với các màu sắc khác, để có được thế hệ cá con có màu sắc chủ yếu như cá bố mẹ.

- Cá bố mẹ tương đối có hai màu trên thân là đỏ, đen hay trắng, đen hay đỏ, trắng được cho sinh sản chung với cá có ba màu đỏ, đen, trắng.

Mật độ, tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản.

- Trung bình 0,5 - 1 kg cá cái/m2 bể đẻ (khoảng 2 cá cái/m2 bể đẻ).

- Tỉ lệ đực: cái tham gia sinh sản = 1,5/1 đến 2/1 để đảm bảo chất lượng trứng thụ tinh.

Việc lựa chọn cá bố mẹ thường được tiến hành vào buổi sáng: 8 - 9 giờ, khi cá bố mẹ được lựa chọn phù hợp thì cá được đem lên bể đẻ, kích thích dưới ánh sáng mặt trời. Độ chiếu sáng trung bình trên hồ là 8/24 giờ. Đến xế chiều, 16 - 17 giờ cho giá thể vào và tạo dòng nước chảy nhẹ vào hồ. Bố trí hệ thống sục khí để tăng cường oxy. Việc phơi nắng và tạo dòng chảy hay tăng cường oxy là các yếu tố kích thích sự sinh sản của cá.


Hoạt động sinh sản của cá
- Cá được đưa lên bể như trên sẽ đẻ trứng ngay vào hôm sau, khoảng 4 - 5 giờ sáng. Nếu cá chưa sinh sản thì phải bố trí lại từ đầu và tiếp tục sử dụng các yếu tố kích thích như ban đầu.

- Tương tự như cá vàng hay cá chép thường, trước khi sinh sản, có hiện tượng cá đực rượt đuổi cá cái. Dưới sự kích thích của nước mới, cá vờn đuổi nhau từ bên ngoài và chui rúc vào ổ đẻ, tốc độ vờn đuổi càng lúc càng tăng thì cá sẽ đẻ dễ dàng. Cá cái quẫy mạnh phun trứng, cá đực sẽ tiến hành thụ tinh nơi trứng vừa được tiết ra. Trong suốt quá trình sinh sản, cá đực luôn bám sát cá cái để hoàn tất quá trình sinh sản.

- Đối với trường hợp cá không sinh sản, cần vớt giá thể ra vào khoảng 9 - 10 giờ sáng hôm sau, hạ bớt một phần nước trong hồ, tiếp tục để cho cá được phơi nắng trong hồ đến xế chiều cho thêm nước mới vào để kích thích cá đẻ tiếp tục và cho giá thể vào. Tạo điều kiện môi trường như lần đầu, hôm sau cá sẽ đẻ lại.

Ấp trứng

- Thường xuyên cho nước chảy nhẹ nhàng hoặc thay một phần lượng nước trong thau ấp bằng lượng nước đã dự trữ sẵn. Thau trứng luôn được sục khí liên tục, nhất là trứng sắp nở. Tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

- Trứng thụ tinh sau khoảng 24 giờ sẽ thấy hai mắt đen li ti. Quá trình phát triển phôi cần lượng oxy rất cao, nhất là thời điểm trước và sau khi trứng nở, vì cơ thể cá chuyển từ trạng thái phôi bất động sang trạng thái vận động, quá trình trao đổi chất tăng. Mặt khác, các enzym được tiết để phá vỡ mối liên kết màng trứng chỉ hoạt động trong điều kiện giàu oxy, nếu thiếu oxy thì enzym bị ức chế dẫn đến tỉ lệ nở thấp.

- Trong giai đoạn cá mới nở, cá dễ chết hàng loạt nếu trên bề mặt có lớp váng. Do thiếu oxy, vì vậy phải tăng cường sục khí sau khi trứng nở.

Ươm cá bột

- Cá mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng trong vòng 3 ngày.

- Cá từ 3 ngày tuổi cá ăn phiêu sinh, bột đậu nành pha loãng trong nước. Sau giai đoạn này một số cá sẽ trổ màu nhưng chưa rõ nét.

- Sau 7 - 10 ngày có thể thả cá ra ao. Ao đã được chuẩn bị sẵn và được gây màu thật tốt (bón phân gây màu như đã được trình bày trong phần chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ). Nguồn thức ăn tự nhiên trong ao lúc này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tỉ lệ sống của cá bột phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên này. Ao ương cá bột cần quản lý khắt khe nguồn cá tạp (diệt tạp trước khi thả cá bột, quản lý chặt chẽ nguồn nước ra vào ao thông qua cống, các hang mọi, trời mưa, nước tràn bờ,…).

- Sau khi thả ra ao vài ngày có thể cho cá tập ăn cám hỗn hợp, tăng dần lượng thức ăn.

- Việc chăm sóc trong giai đoạn ương quan trọng nhất là theo dõi và quản lý màu nước. Luôn giữ nước có màu xanh lá non, ao luôn được thông thoáng, mặt ao có gió lùa. Tùy điều kiện có thể thay nước 2 - 3 lần/tháng.

- Để phòng bệnh cho cá cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật từ quá trình chuẩn bị ao, bể đẻ, nuôi vỗ cá bố mẹ,… đến khâu quản lý ao ương cá con.

- Khi cá được khoảng 4 - 5 tháng tuổi, bắt đầu phát triển kỳ, vây theo kiểu dáng, màu sắc đặc trưng của cá là có thể thu hoạch để bán

Tuổi thành thục của cá chép từ tám tháng đến một năm tuổi. Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa, nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm. Cá không chăm sóc trứng và có tập tính ăn trứng sau khi sinh sản. Sức sinh sản tương đối thực tế của cá: 97.000 trứng/ kg trọng lượng cá. Tuy nhiên, sức sinh sản này còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác như: thời gian phát triển phôi khoảng 8 - 42 giờ ở nhiệt độ nước 26 - 310C.

Ngoài tự nhiên: cá đẻ ở vùng nước tù có rễ, cây cỏ thủy sinh, độ sâu khoảng 1 mét. Trong điều kiện nhân tạo: nếu có điều kiện tạo mưa nhân tạo, có giá thể là rễ cây lục bình hoặc xơ nilông, nước trong sạch, mát. Đặc điểm của trứng: trứng dính, hình tròn, đường kính 1,2 - 1,3 mm, màu vàng trong, thời gian phát triển phôi: từ 36 - 40 giờ ở nhiệt độ 28 - 300C. Trong điều kiện nuôi ở nước ta, thời gian tái phát dục của cá đực khoảng 15 ngày, của cá cái khoảng 20 - 30 ngày. Thời gian tái phát dục của cá còn tùy thuộc vào bản thân loài và điều kiện sống, mùa vụ …