ưu điểm:
- chi phí thấp, vật liệu chế tạo có sẵn. tổng chi phí khoảng 100.000 đ
- Có thể ấp trứng không giới hạn 50-1000 quả họac hơn tùy theo độ rộng của thùng đựng trứng
- Tỷ lệ trứng nở cao, trên 80%.
- Độ bền cao. tôi đã sử dụng 3 năm nay nhưng chưa bao giờ gặp sự cố.
nhược điểm:
- Phải đảo trứng thủ công bằng tay.
- sai số nhiệt độ, độ ổn định của nhiệt độ hơi lớn khoảng 1oC
- Khó kiểm soát được độ ẩm.
nhìn chung những nhược điểm trên không ảnh hưởng lớn đến Tỷ lệ trứng nở >80%
II./ vật liệu chế tạo:
1. thùng xốp.
2. bộ nguồn 12v DC.
3. quạt nhỏ 12V
4. bóng đèn sợi đốt từ 25W-100W, dây điện.
5. Mạch điều khiển bóng đèn (relay 5 chân 12V DC, transistor, tụ, điện trở, diốt).
6. Cảm biến nhiệt độ (phần quan trọng nhật).
II./ cách làm:
1. chế tạo cảm biến nhiệt độ (phần quan trọng nhật). được làm từ bìa giấy cứng dày 0.3mm và miếng xốp lợp chuồng gà (xốp làm máng chắn nước cho cây cao su). lấy 2 vật liệu này cắt thành hình chữ nhật dài 10cm, rộng 1.5-2cm, sau đó lấy keo dán sắt dán hai miếng này lại cho hai mặt tiếp xúc với nhau. khi nhiệt độ tăng lên thì miếng xốp có hệ số dãn nở nhiệt lớn hớn miếng giấy do đó nó sẽ bị cong, lơi dụng đặc tính này ta làm cảm biến nhiệt để ngắt mạch điều khiển bóng đèn (tắt). khi nhiệt độ xuống thấp thì miếng cảm biến này sẽ co lại trở về trạng thái ban đầu và đóng mạch điều khiển làm cho bóng đèn sáng lên, nhiệt tăng lên và ngược lại. cái này họat động như cảm biến của bàn ủi.
2. Chế tạo mạch điều khiển (tương đối khó đối với người không rành về điện tử). mục đích là trách hiện tượng nẹt lửa khi bóng đèn bật/tắt, trong 1 ngày có thể bật/tắt cả ngàn lần. đây là sơ đồ mạch mạch điều khiển:
công tắc S là nơi đặt tiếp điểm đóng/ngắt của cảm biến. 2 trong 3 chân còn lại của relay 12VSPDT được nối với bóng đèn sợi đốt.
đây là relay 12V DC.
Đây là hình ảnh máy ấp trứng tự chế của tôi: nhìn từ ngoài vào. có thêm khay nước tạo ẩm.