Wednesday, November 12, 2014

Hướng dẫn nuối sóc con baby



Sóc không khó nuôi (cũng giống như nuôi mèo con),thức ăn chủ yếu là các loại hạt như: Bắp (ngô),các loại đậu,…cách đặt tên cũng giống như cách đặt tên cho một số con vật nuôi trong nhà (chó,mèo,…) bạn có thể căn cứ vào màu lông để đặt những cái tên đáng yêu cho chú sóc của mình.



Nuôi từ nhỏ nên sóc sẽ rất thân người, không cắn (đặc biệt ăn rất ít lâu lâu quên mua đồ ăn thì 1 cái vỏ dưa hấu còn dính chút thịt cũng có thể cho các pé ăn cà tuần). Phân ko hôi và mùi cơ thể cũng không hôi như Hams.

xem thêm>> Phân biệt sóc bay sugar và sóc bay

Lông sóc màu nâu hạt dẻ có hai sọc đen trắng là sóc đất, sợ lạnh, trưởng thành và sinh sản khi được 1 năm tuổi, tuổi thọ trung bình 3 năm. Mình cũng có một “bé trai” khoảng hai tháng tuổi, nuôi từ nhỏ, gọi tên biết chạy đến và đi theo, hơi nhát ở nhà thì đùa giỡn rồi cắn phá đồ (mỗi lần như thế bạn hãy nhéo tai để cảnh cáo nó sợ sẽ ko làm nữa) nhưng khi ra ngoài sợ run râu.



Khi sóc chưa mở mắt mìnnh cho uống sữa không đường đến khi mở mắt được hai tuần bắt đầu tập ăn những loại trái cây có vị ngọt mền như nhãn chôm chôm và dưa hấu, lớn chút nữa nó thích ăn hạt hơn nhất là hạt dưa hấu, gạo, à lúc này bạn nên cho sóc uống sữa có đường (vài người nói sữa có đường có thể gây nghiện nếu nó bỏ đi sẽ quay về…


Bé sóc của mình cũng từng bỏ đi chơi xa lúc ngủ quen đóng của sổ nhưng khi mình gọi thì nó chạy về, nhà trọ mình ở lầu hai kính như cái chuồng lớn nên mình thả rong trong nhà luôn).


ĐỐI VỚI CÁC BÉ SÓC CHƯA MỞ MẮT, BẠN PHẢI TUÂN THEO CÁC ĐIỀU SAU:

1- Nó rất sợ lạnh nên bạn phải để nó ở trong cái hộp, bỏ khăn giấy hay vải cho nó ấm (nhưng phải bảo đảm nó vẫn có chỗ thở nhé), bạn nên sưởi ấm nó bằng đèn tỏa nhiệt (đèn bàn để học đấy), nhưng chỉ chiếu đèn vào 2/3 hộp thôi, vì nếu nóng quá, các bé sẽ tự di chuyển sang chỗ nhiệt độ thích hợp hơn.

2- Khi cho nó uống sữa, bạn cho uống từng chút một, đừng để nó bị sặc (sữa sẽ vào phổi). Không ép nó uống sữa quá nhiều, mỗi lần uống khoảng 3 – 5 cc (sử dụng kim tiêm để biết dung lượng).



3- Sau khi cho nó uống sữa, bạn bế để nó đứng lên khoản 3 phút (để nó ợ được phần hơi đi vào bụng trong quá trình bú sữa)

4- Kế tiếp bạn kích thích cho các bé đi toilet bằng cách lấy bông gòn thấm nước ấm xoa nhẹ nhẹ phần bộ phận sinh dục của nó (như trong tự nhiên mẹ nó thường làm) đến khi cái bé đi toilet được. (nhớ mỗi lần uống sữa xong thì tương ứng với 1 lần đi toilet nhé, nếu bé ko đi toilet được thì … sẽ có vấn đề đấy


P/s : Trong tuần đầu tiên sau khi mở mắt vẫn nuôi như chưa mở nha. Thức ăn mình khuyến cáo cho sóc ăn là: chuối, đu đũ, thanh long, xoài. Lâu lâu bạn cho ăn thêm nhãn, chôm chôm, bòng bong, cơm dừa, dưa hấu ( dưa hấu lượng dinh dưỡng k nhiều như lượng nước thì nhiều )

CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG SAU KHI MỞ MẮT

1. Tắm :


Tuần thứ 2 sau khi bé mở mắt bạn có thể tắm cho nó. Bạn chuẩn bị 1 thau nước ấm, sau đó bỏ bé vào(e nó sẽ chạy nhưng bạn hãy cố gắng bình tỉnh giữ nó lại) làm ướt người rùi bôi xà bông tắm cho em bé sơ sinh, chà lên người bé rồi tắm lại bằng nước ấm. –> nhớ rằng 1 lần tắm ko dc quá 5′, khi tắm xòn thì lau khô và phơi nắng. 1 tuần chỉ tắm 1 lần vào buổi trưa trời ấm, có máy sấy càng tốt . Sóc chưa mở mắt bạn có thể lấy bông gòn thấm nứoc ấm , vắt ráo nước lau cho e nó

2. Huấn luyện:


-Theo người: nói chung sóc sẽ theo người từ tháng thứ 2 sau khi nuôi với điền kiện nuôi từ lúc mới mở mắt

- Kêu tên là lại : bạn cho sóc ăn ít, xem e nó thích ăn gì nhất. bạn bắt đầu lấy món đó ra (vì ăn ít nên sẽ rất đói, khi bé thấy đồ ăn là chạy lại ngay) . Nhưng bạn phải làm hành đông gì để e nó thấy đồ ăn . Ví dụ : như kêu tên hay búng tay,bạn phải cho e nó ăn 1 ít khi chạy lại, và bạn phải làm sao cho em nó thấy rằng khi ở với bạn e nó sẽ dc ăn sung mặc sướng



- Lấy 1 món đồ về tay: Bạn chon 1 vật nhẹ vừa miệng bé, cho ăn lượng ít, rùi bôi thức ăn vào món đồ đó, khi sóc chay tới để ăn thì bạn giựt lại thì sóc sẽ nghĩ ” thằng này láo k để tao ăn” . bạn cứ làm vậy, giảm lượng thức ăn xuống đến khi nào hết thì thui nhưng phải kiên trì
p/s bạn làm theo thứ tự 1 2 3 nha

3. Bệnh

Nói chung sóc rất ít bệnh, nhưng bệnh là rất mệt,sau đây là bệnh thường gặp nhất

+ Cảm lạnh: tình trạng xảy ra khi tuột thân nhịêt, cách chữa rất đơn giản là bỏ sóc vào hộp chứa khăn ấm, sau đó bạn cho sóc ăn 1 số loại trái cây nhiều vitamin C. cách này có thể làm hết với mọi trường hợp tỉ lệ thành công là 90%